Sự rắc rối của gút (nút) dẹp – reef (square) knots

Gút dẹp hay (dẹt) còn có tên tiếng anh là reef hay square (vuông) hay đã từng được Hồng Hòa Vi trình bày sơ qua. Gút dẹp là một gút hết sức phổ biến và dễ làm nhưng lại dễ khiến chúng ta điên đầu.

Capsizereefknot111Công dụng của gút dẹp là “nối hai đầu dây cùng tiết diện” tuy nhiên gút dẹp là một gút nối không chắc chắn. Điều nguy hiểm nhất là trong một số trường hợp gút dẹp tỏ ra chắc chắn khiến người dùng cảm thấy an toàn. Tất nhiên sự chắc chắn của gút dẹp còn phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố như: kích thước, bề mặt, độ cứng… của dây. Lời khuyên là chúng ta chỉ nên được dùng để nối dây khi mối nối là cố định (VD như dùng để buộc gói hàng, bó gậy tre…). Hình vẽ bên trái chỉ rõ vì sao gút dẹp là một gút nối không chắc chắn

Gút dẹp là một gút cổ xưa, người ta dã tìm thấy gút dẹp trên các bức tượng Ai Cập cổ đại có niên đại khoảng 2500 năm trước công nguyên. Nó được dùng để thắt các sợi thắt lưng và khăn quàng cổ. Những người đi biển vẫn dùng nó để buộc các cánh buồm. Tới ngày nay các môn phái võ thuật vẫn dùng gút dẹp (với 1 ít biến hóa) để thắt đai lưng.

Scout Logo

Nhưng gút dẹp thực sự nổi tiếng và được nhiều người biết và sử dụng từ khi có phong trào Hướng Đạo. Biểu tượng của Hướng Đạo là một bông hoa bách hợp màu  tím tượng trưng cho lòng cao thượng, hiệp sĩ với một gút dẹp ngay phía dưới tượng trưng cho sự ghi nhớ mỗi ngày làm một việc tốt.

Ứng dụng gút dẹp phổ biến nhất, nhiều người dùng nhất có lẽ là thắt dây giày. Với cấu trúc đối xứng cộng với kỹ thuật “lại mối” tạo nên hai vòng tròn nhỏ, nó đảm bảo về mặt mỹ thuật, kỹ thuật (chặc nhưng dễ tháo mở)

Gút dẹp còn có 3 biến thể nữa là gút bò (granny), gút chống trộm (thief) và gút ảo thuật (grief)

120px-Square_knot.svg 120px-Granny_knot.svg 120px-Thief_knot.svg 120px-Grief_knot.svg
Gút dẹp Gút bò Gút chống trộm Gút ảo thuật

Để phân biệt được 4 gút này bạn cần chú ý các đầu dây ngắn dàicác điểm giao nhau giữa thân dây.

A. Gút bò (granny) 

120px-Granny_knot.svgGút bò là một gút thuộc thể loại nối được biết đến như là một “gút dẹp sai”. Bạn chú ý các đầu dây không cùng nằm trên hoặc nằm dưới. Muốn hiểu rõ hơn vì sao xảy ra trường hợp này mời bạn xem lại cách làm gút dẹp.

nut boSở dĩ trong tiếng Việt nó có tên gọi gút bò có lẽ vì hình dáng của gút khi hoàn thành: Hai đầu dây ngắn chỉa ra giống như hai sừng bò.

Công dụng, ứng dụng của gút bò hoàn toàn giống gút dẹp. Trong tuyệt đại đa số các trường hợp làm một gút dẹp lúc nào cũng tốt hơn gút bò. Tuy nhiên gút bò cũng có ứng dụng riêng của nó đó là làm các nút của hàng rào kẽm gai.

B. Gút chống trộm (thief)

120px-Thief_knot.svgGút chống trộm thoạt nhìn hoàn toàn giống gút dẹp ngoại trừ một điểm đó là các đầu dây ngắn luôn nằm ngược phía (gút dẹp: hai đầu dây ngắn nằm cùng phía).

Gút chống trộm không khó làm nhưng rắc rối hơn gút dẹp một chút. Ở đây tôi không trình bày cách làm; nếu đã từng biết qua gút dẹp, bạn thử tự mình khám phá xem nhé.

250px-Diebesknoten_400pxTheo truyền thuyết ngày xưa các thủy thủ thường dùng gút chống trộm để buộc các túi đựng tiền hoặc đồ vật lặt vặt. Khi người khác mở túi để lục lọi đồ đạc bên trong thì khả năng rất lớn là sẽ thắt lại một gút dẹp. Sự khác biệt tinh tế giữa gút dẹp và gút chống trộm là bằng chứng cho thấy có người đã mở túi. Vì thế gút này có tên tiếng anh là thief (tên trộm) dịch thoát nghĩa sang tiếng Việt là chống trộm.

Gút chống trộm có công dụng và ứng dụng như gút dẹp nhưng kém chắc chắn hơn và dường như ứng dụng hữu ích nhất của nó là chống trộm :D

C. Gút ảo thuật (grief) [1]

120px-Grief_knot.svg

Gút ảo thuật là một gút được biết đến như là “gút chống trộm sai” hoặc “gút bò sai”. Nó gần giống gút chống trộm nhưng hai đầu dây không cùng nằm trên hoặc dưới. Nó cũng gần giống gút bò nhưng hai đầu dây ngắn lại không nằm cùng phía.

Tên tiếng anh của nó là grief. Đây là cách chơi chữ của người phương tây nó ghép từ GRanny (gút bò) và thEIF (gút chống trộm). Tên gút ảo thuật tên do tôi đặt vì nó có đặc tính đóng khóa bí mật rất hay được các ảo thuật gia sử dụng để đánh lừa khán giả. Ở chế độ mở gút ảo thuật có thể bị tháo rất nhanh chóng, ở chế độ đóng nó hoàn toàn an toàn. Tuy nhiên ngay cả khi ở chế độ đóng gút ảo thuật cũng không phải là một gút đáng tin cậy.

Tóm lại

Câu  hỏi đặt ra là ta có nên dùng gút dẹp và các biến thể của nó  để nối dây hay không? Câu trả lời là nên và không nên?

Nên khi bạn hoàn toàn hiểu rõ các đặc tính của gút dẹp, của dây nối hoàn cảnh sử dụng nó.

Không nên khi ta dùng để nối các sợi dây có tải nặng hoặc mang tính chất nguy hiểm cho người sử dụng.

Mặc dù trong một số trường hợp nó vẫn an toàn nhưng nó không đáng để bạn thử. Lời khuyên của tôi là “hãy hạn chế sử dụng gút dẹp để nối các loại dây thoát hiểm cấp cứu, hoặc mang vật nằng từ dưới thấp lên cao; chỉ nên sử dụng gút dẹp để nối dây mà mối nối cố định như cột miệng bao, gói hàng, trang trí, bó gậy…”

Với đoàn sinh không cần phải biết các kiến thức này, nhưng một Huynh trưởng  GĐPT cần phải biết rõ ràng và đầy đủ các đặc tính và nhất là những nguy hiểm cho việc sử dụng gút sai công dụng, mục đích gây ra.

Phân biệt gút dẹp và các biến thể của nó Hai đầu dây cùng nằm trên hoặc dưới Hai đầu dây không cùng nằm trên hoặc dưới
Hai đầu dây ngắn cùng phía 120px-Square_knot.svg 120px-Granny_knot.svg
Hai đầu dây ngắn khác phía 120px-Thief_knot.svg 120px-Grief_knot.svg

Hồng Hòa Vi


Hình ảnh: từ wikipedia.org

Comments

Popular posts from this blog

Một số bảng ngôn ngữ ký hiệu (thủ ngữ).

Bảng ngôn ngữ ký hiệu (ABC) hay thủ ngữ

Hình ảnh một mô hình cổng trại GĐPT hình khối