Lịch sử ngôn ngữ ký hiệu (sign language hay thủ ngữ)

Ở bài viết trước, Hồng Hòa Vi đã giới thiệu bảng chữ cái alphebe thủ ngữ (ngôn ngữ ký hiệu). Nhằm để hiểu rõ hơn người áo lam xin giới thiệu với anh chị em GĐPT lược sử của thứ ngôn ngữ hữu ích này. Những Lam viên thừa Như Lai sứ hành Như Lai sự muốn đem đạo vào đời phải dùng tới tứ nhiếp pháp. Vận dụng tứ nhiếp là để cảm thông với nỗi thống khổ của chúng sanh. Thủ ngữ là một phương tiện giao tiếp diệu kỳ khiến chúng ta có thể hiểu được những người khiếm thính. Hiểu cũng là nền tảng của tứ nhiếp. Xin mời các anh chị em GĐPT tham khảo.

hoạt động thanh niên - kỹ năng trại

Vào thế kỷ thứ 16 Geronimo Cardano một bác sĩ ở Padua miền bắc nước Ý tuyên bố rằng mọi người điếc có thể giao tiếp được với mọi người bằng cách kết hợp có hệ thống một số ký hiệu được quy ước. Đến năm 1620 quyển sách đầu tiên giảng dạy về ngôn ngữ ký hiệu cho người khiếm thính có bảng chữ cái đầy đủ được Juan Pablo de Bonet xuất bản.

Năm 1755 Abbe Charles Michel de L'épée, Paris thành lập trường học đầu tiên miễn phí cho người khiếm thính. Mọi người khiếm thính có thể giao tiếp với nhau và với người bình thường thông qua các cử chỉ, dấu hiệu của đôi bàn tay và phương pháp đánh vần bằng những ngón tay. Abbe là một người cực kỳ sáng tạo, bước đầu ông học hỏi các ký hiệu giao tiếp hỗn tạp của một câu lạc người khiếm thính ở Paris. Sau đó ông chỉnh sửa sắp xếp chúng lại một cách hợp lý, bỏ đi những động tác thừa, thêm vào những ký hiệu của riêng ông. Kết quả là đã có một phiên bản ngôn ngữ ký hiệu hoàn chỉnh tiêu chuẩn hiệu quả ra đời giúp người khiếm thính không còn cô đơn giữa thế giới im lặng.

Hệ thống ngôn ngữ này được người Pháp nồng nhiệt chào đón và phát triển cho đến ngày hôm nay. Nó được gọi là FSL tức French Sign Language để phân biệt với các ngôn ngữ khác như BSL (British Sign Language) hay AFL (American Sign Language).

Năm 1826 Thomas Gallaudet người sáng lập trường khiếm thính Hartford đã đem FSL đến Mỹ. Tại đây FSL được kết hợp thêm với các hệ thống ký hiệu ở địa phương để tạo ra ASL. ASL là ngôn ngữ phổ biến thứ tư ở Bắc Mỹ được hơn nửa triệu người Mỹ và Canada sử dụng. Một người khiếm thính sẽ dễ dàng học các ngôn ngữ ASL, BSL hay FSL bởi vì đây là thứ ngôn ngữ của khái niệm chứ không phải tiếng Anh, tiếng Pháp, tiếng Nhật. Về cơ bản nó là thứ ngôn ngữ ghi ý chứ không phải ghi âm

Tuy nhiên nhược điểm của ngôn ngữ ghi ý là rất khó để diễn đạt những khái niệm trừu tượng, cũng như tính kém phong phú trong việc miêu tả sự vật hiện tượng. Vào năm 1966 hệ thống ngôn ngữ ký hiệu ghi âm được phát triển bởi nhà vật lý người Mỹ R. Orin Cornett. Giờ đây các ký hiệu tay không đại diện cho một ý nghĩa nào nữa mà đại diện cho một âm nào đó. Kết hợp các ký hiệu này với "nhấp nháy môi" ngôn ngữ ký hiệu ghi âm này tương thích với hơn 40 ngôn ngữ trên khắp thế giới.

numbers

days

Hồng Hòa Vi. (lược dịch từ wikipedia.org)

Comments

Popular posts from this blog

Một số bảng ngôn ngữ ký hiệu (thủ ngữ).

Bảng ngôn ngữ ký hiệu (ABC) hay thủ ngữ

Hình ảnh một mô hình cổng trại GĐPT hình khối