Posts

Hình ảnh một mô hình cổng trại GĐPT hình khối

Image
Đây là một số ảnh chụp mô hình cổng trại hình khối của GĐPT Viên Giác. Mô hình được làm từ nguyên liệu chính là đũa tre, giấy và ruột dây dù. Đây là những nguyên vật liệu phổ biến hay được dùng làm cổng trại. Đối với dây, ta sử dụng lại các đoạn dây dù hư, cắt đầu, rút ruột và sử dụng để thắt gút (nút). Mức độ đẹp của mô hình phụ thuộc vào sự khéo tay sử dụng gút đúng kỹ thuật. Nhưng để cho mô hình được vững chắc thông thường ra vẫn phải dùng thêm kéo dán sắt 502 để gia cố. Hạn chế khi sử dụng đũa tre là do đũa hơi lớn, không cân xứng khi làm các mô hình nhỏ. Để khắc phục nhược điểm này ta có thể dùng các xiên tre có đóng bịch bán thành từng gói ngoài chợ. Loại que xiên này nhọn hay đầu và được vót nhỏ, mịn nên phù hợp cho việc ghép sàn, gia công các loại công trình có độ mảnh mai. Mô hình dưới đây được làm cẩn thận và là một mô hình đẹp, nếu được thi công trên thực tế thì có thể làm cổng cho hội trại vừa vững chắc kiên cố vừa mang ý nghĩa nội tại. Xin mời mọi người thưởng lãm. Hồng Hò

VAI TRÒ LINH HOẠT VIÊN TRONG TRÒ CHƠI VÒNG TRÒN

Image
Thưa anh chị em, thử hỏi bất kỳ một em Oanh Vũ nào xem đi sinh hoạt cái gì vui nhất. Chắc chắn anh chị em mình sẽ nhận được 9/10 câu trả lời là giờ sinh hoạt vòng tròn. Hồi Hồng Hòa Vi còn nhỏ thường hay gọi giờ sinh hoạt vòng tròn là “GIỜ MONG ĐỢI”. Trong thực tế GIỜ MONG ĐỢI có một vai trò rất quan trọng trong sinh hoạt GĐPT. Trò chơi nhỏ giúp cho các em xích lại gần với nhau hơn, vui hơn và… thèm đến với gia đình hơn. Trừ khi có lý do đặc biệt Hồng Hòa Vi không bao giờ cắt bỏ 15 phút GIỜ MONG ĐỢI của các em cả. Trong "GIỜ MONG ĐỢI” yếu tố vui là chính. Để 15 phút cuối giờ đó trở thành GIỜ MONG ĐỢI phải dựa vào tài năng của hoạt náo viên (quản trò, hoạt náo). Ta thường dùng chữ quản trò có nghĩ là giữ gìn, hướng dẫn trò chơi… Ở đây Hồng Hòa Vi thích dùng chữ linh hoạt viên hơn vì linh hoạt viên thể hiện đúng tinh thần của người đứng giữa vòng tròn hơn (mà đôi khi không phải là vòng tròn và đôi khi không phải hướng dẫn trò chơi). Chữ linh hoạt là viết tắt của linh động và hoạt

Bảng kỹ năng tìm dấu đi đường cơ bản

Image
Dấu đi đường là một trong những phần khá thú vị của hoạt động thanh niên. Trong hầu hết các trò chơi lớn ban quản trại thường sử dụng dấu đi đường để dẫn đường. Dấu đi đường có phạm vi rất rộng lớn và ứng dụng rất nhiều trong đời sống sinh hoạt hằng ngày dưới hình thức này hay hình thức khác. Bài viết này đơn thuần chỉ chia sẻ những dấu đi đường cơ bản nhất trong bộ môn này. Có hai bảng: dấu đi đường cơ bản và dấu đi đường thiên nhiên, Hồng Hòa Vi xin chia sẻ cùng các bạn. Thân ái. Hồng Hòa Vi

Cách làm gút (nút) số 8 (figure eight, flemish)

Image
1. Tên gọi: số 8 (figure eight, flemish) 2. Thể loại: nối, buộc-treo-kéo, đầu dây 3. Công dụng: Tạo một đốt trên dây 4. Ứng dụng: gút ở đầu dây để tránh xơ dây buộc dây vào vật có khoen (như góc lều…) giăng võng kéo gỗ làm thang dây … 5. Biến thể: chịu đơn (ruồi đơn), kéo gỗ, số 8 kép, thợ dệt Việt Nam, 6. Ghi chú: Gút số 8 hay figure eight (còn gọi là flemish) là một gút hết sức quan trọng trong môn thể thao  leo núi và đua thuyền. Người ta dùng gút (nút) số 8 để tạo một đốt đầu dây khiến dây không thể bị tuột ra khỏi các móc khóa. Người ta không dùng gút chịu đơn (gút ruồi) vì khi được riết chặt nó tạo một vòng dây quá gắt, việc tháo dây có thể phải dùng tới nêm hoặc có thể phải cắt cả đoạn dây. Gút gố 8 ngược lại có thể tháo ra một cách dễ dàng. Gút số 8 là một gút đơn giản dễ làm và cực kỳ phổ phiến trong Hướng Đạo hoặc GĐPT (các tổ chức hoạt động thanh niên) gút số là gút căn bản đầu tiên mà đoàn sinh cần phải học khi tiếp cận với môn học gút. Tuy nhiên rất hiếm người có t

[truyền tin] Cờ hiệu quốc tế hàng hải

Image
Trong hoạt động thanh niên truyền tin là một bộ môn không thể thiếu. Bấy lâu nay khi nhắc đến truyền tin bằng cờ trong GĐPT hoặc hướng đạo thì người ta nghĩ ngay đến Semaphore. thực ra semaphore nguyên không phải là hệ thống tin hiệu cờ mà là một hệ thống truyền tin quân sự của quân Pháp. Bảng cờ hiệu được dùng nhiều nhất và có ý nghĩa thực tiễn phải là bảng tín hiệu cờ của hàng hải. Bảng tín hiệu cờ hiệu quốc tế hàng hải được đã được anh Tâm Huy Phan Đình Thăng đề cập đến trong quyển Hoạt Động Thanh Niên rất nổi tiếng. Tuy nhiên do quá trình in ấn không có màu nên bảng cờ hiệu hàng hải trong quyển sách Hoạt Động Thanh Niên không trực quan. NAL xin chia sẻ với bạn đọc  quan đến bộ môn truyền tin bảng cờ hiệu này. Nếu để ý các bạn sẽ thấy đi kèm mỗi ký tự sẽ có một ý nghĩa nào đó. VD B –> Bravo, U –> Uniform… có lẽ đây là cách để dễ dàng ghi nhớ. Tìm hiểu kỹ hơn ta sẽ thấy là mỗi một kỳ hiệu sẽ có một ý nghĩa riêng mà phải là dân trong nghề mới biết được. Để hiểu rõ hơn về ý nghĩa

Lịch sử ngôn ngữ ký hiệu (sign language hay thủ ngữ)

Image
Ở bài viết trước, Hồng Hòa Vi đã giới thiệu bảng chữ cái alphebe thủ ngữ (ngôn ngữ ký hiệu). Nhằm để hiểu rõ hơn người áo lam xin giới thiệu với anh chị em GĐPT lược sử của thứ ngôn ngữ hữu ích này. Những Lam viên thừa Như Lai sứ hành Như Lai sự muốn đem đạo vào đời phải dùng tới tứ nhiếp pháp. Vận dụng tứ nhiếp là để cảm thông với nỗi thống khổ của chúng sanh. Thủ ngữ là một phương tiện giao tiếp diệu kỳ khiến chúng ta có thể hiểu được những người khiếm thính. Hiểu cũng là nền tảng của tứ nhiếp. Xin mời các anh chị em GĐPT tham khảo. Vào thế kỷ thứ 16 Geronimo Cardano một bác sĩ ở Padua miền bắc nước Ý tuyên bố rằng mọi người điếc có thể giao tiếp được với mọi người bằng cách kết hợp có hệ thống một số ký hiệu được quy ước. Đến năm 1620 quyển sách đầu tiên giảng dạy về ngôn ngữ ký hiệu cho người khiếm thính có bảng chữ cái đầy đủ được Juan Pablo de Bonet xuất bản. Năm 1755 Abbe Charles Michel de L'épée, Paris thành lập trường học đầu tiên miễn phí cho người khiếm thính. Mọi người

Một số bảng ngôn ngữ ký hiệu (thủ ngữ).

Image
Thủ ngữ hay ngôn ngữ ký hiệu ít được sử dụng để truyền tin rong GĐPT bởi đặc tính phức tạp của nó. Bởi để truyền một bảng tin hoàn chỉnh phải học quá nhiều ký hiệu, nếu không chuyên tâm bạn khó lòng mà nắm vững được. Tuy nhiên ở một chừng mực nào đó ta có thể học thuộc 24 chữ cái là có thể truyền một bảng tin hoàn chỉnh theo kiểu đánh vần. Thực ra thủ ngữ hay ngôn ngữ ký hiệu được anh chị em Huynh trưởng sử dụng rất nhiều. Để quây vòng trong ta thường khoanh tay trước ngực; để thúc giục đi nhanh lên hoặc làm nhanh lên ta thường nắm tay, co khuỷu lại và liên tục nhịp lên nhịp xuống; để ra hiệu cho vòng tròn im lặng ta thường mở hai bàn tay ra giơ cao  quá đầu sao cho đầu bàn tay này chạm vào lòng bàn tay kia. Đó đều là những ngôn ngữ ký hiệu không lời. Bài viết này để trả lời cho một người bạn. Trước đây  nhân có dịp đọc bài viết về lịch sử ngôn ngữ ký hiệu hay  thủ ngữ nên bạn hỏi tôi thêm một số ngôn ngữ ký hiệu. Đến hôm nay tôi mới có dịp tìm thêm một số hình ảnh và đăng lên. Nh